Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội
vi en

Danh mục liên quan

Tin chung ngành nước

Bài viết liên quan

Hình hài nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Đông Nam Á tại TPHCM
Ngày Môi trường Thế giới 5/6
Hiệu quả sử dụng nước ở Việt Nam chỉ bằng 1/8 trung bình thế giới
Hiệu quả sử dụng nước ở Việt Nam chỉ bằng 1/8 trung bình thế giới
Nhân loại vật lộn trong khủng hoảng thiếu nước ngọt
Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch
Hơn 600 học sinh TP.HCM hưởng ứng tham gia vẽ tranh về chủ đề “Nước và sự sống”
Dự án xử lý nước thải 800 triệu USD chưa xong, đừng mong hồi sinh sông Tô Lịch
Chúc mừng các bạn sinh viên, các Tân kỹ sư, Khoá 63, Chuyên ngành Kỹ thuật Nước-Môi trường Nước, Trường Đại học Xây dụng Hà Nội
VẺ ĐẸP GÂY THƯƠNG NHỚ CỦA NỮ SINH NGÀNH NƯỚC TRONG TÀ ÁO DÀI THƯỚT THA
Chương trình gặp mặt tân sinh viên K67MN và kỷ niệm 10 năm đào tạo ngành Kỹ thuật Cấp thoát Nước – Anh Ngữ (MNE) – Giao lưu với các doanh nghiệp ngành Nước
COVID-19 CÓ THỂ LÂY LAN QUA MÔI TRƯỜNG NƯỚC KHÔNG?
NƯỚC THẢI - ĐƯỜNG LÂY NHIỄM THỨ CẤP CỦA VIRUS NCOV 2019 VÀ CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT
KHỦNG HOẢNG KHÍ HẬU ĐE DỌA THẾ GIỚI
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XANH LẦN THỨ 9 (IFGTM 2019)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC HẢI PHÒNG
SEMINAR: KIỂM SOÁT Ô NHIỄM DO NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP - MỘT SỐ DỰ ÁN THỰC TIỄN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
THÔNG BÁO HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ 7 VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT THEO MÔ HÌNH PHÂN TÁN Ở CHÂU Á
HỘI THẢO 'ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MÀNG SIÊU LỌC TRONG XỬ LÝ NƯỚC'
HỘI CẤP THOÁT NƯỚC VIỆT NAM: 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
LỄ BÀN GIAO, ĐƯA VÀO VẬN HÀNH MÔ HÌNH PILOT XỬ LÝ NƯỚC THẢI THEO CÔNG NGHỆ MỚI
TOẠ ĐÀM CHUYỆN ĐÔ THỊ: MÙA MƯA BÃO VÀ VẤN ĐỀ TIÊU THOÁT NƯỚC CHO HÀ NỘI
CẢM NHẬN TỪ ĐỢT THỰC TẬP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ
THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CP CẤP NƯỚC BÀ RỊA-VŨNG TÀU: CẢM NHẬN CỦA CÁC SINH VIÊN K57MN
HÀNH TRÌNH VỀ CỘI NGUỒN CỦA CÁC THẦY CÔ BỘ MÔN CẤP THOÁT NƯỚC
CẤP BÁCH ĐẦU TƯ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC PHÍA TÂY HÀ NỘI
THÀNH CÔNG CỦA HỘI THẢO SAWACO: ỨNG DỤNG ĐỒNG HỒ NƯỚC THÔNG MINH
THIẾT LẬP BỨC TRANH TỔNG THỂ TÀI NGUYÊN NƯỚC
GIỮ LẠI DÒNG CHẢY LỊCH SỬ VĂN HÓA CÁC CON SÔNG ĐỊNH DANH CHO HÀ NỘI (5): “HỒI SINH” CÁC DÒNG SÔNG VÌ TƯƠNG LAI THỦ ĐÔ
TRÒ CHUYỆN CÙNG TÁC GIẢ CỦA CÔNG VIÊN SINH THÁI FORMOSA HÀ TĨNH

Việt Nam cần khoảng 9 tỷ USD đầu tư hạ tầng nước sạch

Đăng bởi: Vnwater -
Thứ 4, 10/04/2024 08:24 (GMT +7)

Đến 2030, nhu cầu nước ở Việt Nam tăng 32% so với hiện nay, nên cần gần 9 tỷ USD đầu tư hạ tầng thu gom, xử lý nước sạch và cấp thoát nước.

Ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam nêu khi dẫn báo cáo mới nhất của Ngân hàng thế giới (WB), tại hội thảo Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu, tập trung vào khủng hoảng khí hậu và nguồn nước, nằm trong Tuần lễ nước quốc tế Singaporesáng 28/3.

Hiện, Việt Nam có 750 nhà máy xử lý nước sạch với tổng công suất hơn 11 triệu m3/ngày đêm. Tỷ lệ dân cư đô thị được dùng nước sạch hơn 92%, trong khi trung bình cả nước là 17,5%.

Lãnh đạo Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho biết, khoảng 80 dự án xử lý nước thải, công suất hơn 2 triệu m3/ngày đêm đang được triển khai. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải mới đạt 60% và 15%. Cùng đó, vấn đề ngập lụt đô thị, nhất là tại Hà Nội, TP HCM là cấp bách, nhưng lại thiếu giải pháp căn cơ, lâu dài.

"Việc đầu tư hạ tầng cấp thoát nước chưa đạt yêu cầu. Để 100% người dân được dùng nước sạch chúng ta sẽ phải đầu tư lớn", ông Điệp nói, và dẫn báo cáo của WB cho biết số tiền này khoảng 9 tỷ USD đến 2030. Đây là con số thách thức trong bối cảnh các nguồn lực đầu tư hạn chế.

Ông Điệp nói tại hội thảo, sáng 28/3. Ảnh: Gia Chính

Cùng quan điểm trên, GS Nguyễn Việt Anh, Viện trưởng Khoa học và Kỹ thuật môi trường, Đại học Xây dựng Hà Nội, cho rằng con số gần 9 tỷ USD chỉ đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu.

Ông cho hay, thực tế nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam cần tới 30 tỷ USD để hoàn thiện các hạ tầng cấp thoát nước, gồm các dự án nước sạch, xử lý nước thải dân sinh và công nghiệp.

Vì thế, chuyên gia này kiến nghị nhà chức trách cần đánh giá đúng giá trị của nước để đưa ra khung chính sách phù hợp, và cần tư nhân hóa, huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng lĩnh vực này.

Nhà máy nước sạch sông Hồng, Hoài Đức, tháng 3/2023. Ảnh: Phạm Chiểu

Bà Halla Maher Qaddumi, chuyên gia kinh tế cấp cao về ngành nước (WB), cho biết với mức độ gia tăng đe dọa từ nguồn nước, Việt Nam có thể mất 6% GDP mỗi năm trong giai đoạn từ nay đến 2035. Trong đó, riêng ô nhiễm nguồn nước có thể làm giảm 3,5% GDP.

Để giải quyết vấn đề của ngành nước hiện tại, đại diện WB cho rằng, thu hút đầu tư từ khối tư nhân để cập nhật, xây dựng hệ thống hạ tầng mới thay cho hệ thống cũ, lạc hậu đang hiện hữu là vấn đề cần thiết. Bà gợi ý, để thu hút nguồn lực tư nhân, Chính phủ cần chính sách tài chính mạnh mẽ, khung pháp lý và cải cách thể chế.

Ở điểm này, ông Nguyễn Ngọc Điệp cũng cho rằng các ngành chức năng cần điều chỉnh hệ thống pháp luật theo hướng cởi mở, và đổi mới kỹ thuật để thu hút đầu tư vào hạ tầng cấp thoát nước.