Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội
vi en

Danh mục liên quan

Tin chung ngành nước

Bài viết liên quan

Công bố Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024
Hình hài nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Đông Nam Á tại TPHCM
Ngày Môi trường Thế giới 5/6
Hiệu quả sử dụng nước ở Việt Nam chỉ bằng 1/8 trung bình thế giới
Hiệu quả sử dụng nước ở Việt Nam chỉ bằng 1/8 trung bình thế giới
Nhân loại vật lộn trong khủng hoảng thiếu nước ngọt
Nhân loại vật lộn trong khủng hoảng thiếu nước ngọt
Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch
Hơn 600 học sinh TP.HCM hưởng ứng tham gia vẽ tranh về chủ đề “Nước và sự sống”
Việt Nam cần khoảng 9 tỷ USD đầu tư hạ tầng nước sạch
Chúc mừng các bạn sinh viên, các Tân kỹ sư, Khoá 63, Chuyên ngành Kỹ thuật Nước-Môi trường Nước, Trường Đại học Xây dụng Hà Nội
VẺ ĐẸP GÂY THƯƠNG NHỚ CỦA NỮ SINH NGÀNH NƯỚC TRONG TÀ ÁO DÀI THƯỚT THA
Chương trình gặp mặt tân sinh viên K67MN và kỷ niệm 10 năm đào tạo ngành Kỹ thuật Cấp thoát Nước – Anh Ngữ (MNE) – Giao lưu với các doanh nghiệp ngành Nước
COVID-19 CÓ THỂ LÂY LAN QUA MÔI TRƯỜNG NƯỚC KHÔNG?
NƯỚC THẢI - ĐƯỜNG LÂY NHIỄM THỨ CẤP CỦA VIRUS NCOV 2019 VÀ CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT
KHỦNG HOẢNG KHÍ HẬU ĐE DỌA THẾ GIỚI
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XANH LẦN THỨ 9 (IFGTM 2019)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC HẢI PHÒNG
SEMINAR: KIỂM SOÁT Ô NHIỄM DO NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP - MỘT SỐ DỰ ÁN THỰC TIỄN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
THÔNG BÁO HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ 7 VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT THEO MÔ HÌNH PHÂN TÁN Ở CHÂU Á
HỘI THẢO 'ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MÀNG SIÊU LỌC TRONG XỬ LÝ NƯỚC'
HỘI CẤP THOÁT NƯỚC VIỆT NAM: 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
LỄ BÀN GIAO, ĐƯA VÀO VẬN HÀNH MÔ HÌNH PILOT XỬ LÝ NƯỚC THẢI THEO CÔNG NGHỆ MỚI
TOẠ ĐÀM CHUYỆN ĐÔ THỊ: MÙA MƯA BÃO VÀ VẤN ĐỀ TIÊU THOÁT NƯỚC CHO HÀ NỘI
CẢM NHẬN TỪ ĐỢT THỰC TẬP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ
THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CP CẤP NƯỚC BÀ RỊA-VŨNG TÀU: CẢM NHẬN CỦA CÁC SINH VIÊN K57MN
HÀNH TRÌNH VỀ CỘI NGUỒN CỦA CÁC THẦY CÔ BỘ MÔN CẤP THOÁT NƯỚC
CẤP BÁCH ĐẦU TƯ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC PHÍA TÂY HÀ NỘI
THÀNH CÔNG CỦA HỘI THẢO SAWACO: ỨNG DỤNG ĐỒNG HỒ NƯỚC THÔNG MINH
THIẾT LẬP BỨC TRANH TỔNG THỂ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Dự án xử lý nước thải 800 triệu USD chưa xong, đừng mong hồi sinh sông Tô Lịch

Đăng bởi: Vnwater -
Thứ 4, 10/04/2024 08:14 (GMT +7)

Nếu dự án thu gom, xử lý nước thải hai bên sông chưa hoàn thành, dù có thêm giải pháp nào đi chăng nữa, thậm chí đầu tư thêm nghìn tỷ cũng không hồi sinh được sông Tô Lịch.

Trao đổi với PV VietNamnet, GS.TS Trần Đức Hạ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu cấp thoát nước Việt Nam cho rằng, sông Tô Lịch là dòng sông chính chảy qua nội đô nên bất cứ ai cũng mong muốn dòng sông được phục hồi cảnh quan như ngày xưa.

Để phục hồi sông Tô Lịch cần áp dụng tổng thể nhiều giải pháp. Giải pháp đầu tiên đó là tách nước thải khỏi sông Tô Lịch. “Giải pháp này đang được TP Hà Nội tập trung thực hiện thông qua việc xây dựng hệ thống cống ngầm và Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá”, ông Hạ nói.

Nhiều đoạn dọc sông Tô Lịch, rác thải nổi lềnh phềnh, mùi hôi thối bố lên khó chịu

Nhiều đoạn dọc sông Tô Lịch, rác thải nổi lềnh phềnh, mùi hôi thối bố lên khó chịu

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu cấp thoát nước Việt Nam cho biết, dọc sông Tô Lịch có nhiều nguồn nước thải không thể thu gom về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Do vậy, cần có thêm giải pháp xử lý nước thải ngay tại nguồn.

Theo ông Hạ, TP Hà Nội cần giải pháp xử lý bùn thải ô nhiễm dưới lòng sông Tô Lịch. Trong năm 2019, Công ty Thoát nước Hà Nội dùng chế phẩm Redoxy-3C, còn Công ty môi trường Việt Nhật đã sử dụng công nghệ của Nhật Bản thí điểm làm sạch sông Tô Lịch theo phương án này. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các phương án này, Hà Nội cần nạo vét bùn ở lòng sông Tô Lịch.

GS.TS. Trần Đức Hạ cho rằng, sau khi hoàn thành các giải pháp trên, Hà Nội cần bổ cập nước, tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch. “Về mùa khô, Hà Nội cần bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch. Như vậy, vừa tạo ra hệ sinh thái cho sông Tô Lịch, lại có thể cấp nước tưới tiêu cho khu vực phía Nam Hà Nội”, ông Hạ nói.

Theo nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu cấp thoát nước Việt Nam, khi sông Tô Lịch đã được làm sạch, TP Hà Nội phải chú trọng đến việc tạo cảnh quan, khu vui chơi, giải trí cho người dân ở hai bên sông. Theo đó, thành phố có thể xây dựng đài phun nước ở một số địa điểm trên sông Tô Lịch. Ngoài ra, Hà Nội cũng cần làm bè thủy sinh với những loại cây, hoa đặc trưng trên sông.

Vì sao hệ thống xử lý nước thải Yên Xá chậm tiến độ?

Cùng vấn đề trên, TS. Bùi Thị An - đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng, giải pháp quan trọng nhất trong việc làm sạch sông Tô Lịch là không cho nước thải đổ xuống sông. “Hai bên bờ sông Tô Lịch có gần 300 cống lớn nhỏ. Hằng ngày có khoảng 150.000m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đổ xuống sông. Nếu không tách được nước thải thì mọi giải pháp đều không hồi sinh được sông Tô Lịch”, bà An nói.

Đoạn ngã ba sông Tô Lịch giao với sông Nhuệ (khúc cuối sông Tô Lịch), nước đen đặc khi cả 2 dòng sông này đều trong tình trạng ô nhiễm nặng

Theo bà Bùi Thị An, những năm qua, Hà Nội đã chú trọng đến giải pháp tách nước thải khỏi sông Tô Lịch, thông qua việc thực hiện dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, với tổng mức đầu tư khoảng 800 triệu USD.

“Dự án này có vai trò rất quan trọng đối với môi trường thành phố, đặc biệt là việc hồi sinh sông Tô Lịch. Tuy nhiên, dự án khởi công đã nhiều năm nhưng chưa hoàn thành”, bà An nói.

Bà Bùi Thị An cho rằng, TP Hà Nội cần quyết liệt thúc tiến độ dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá. “Cần phải xác định nguyên nhân cũng như trách nhiệm tập thể, cá nhân thì tình trạng dự án "đắp chiếu" nhiều năm mới được khắc phục”, bà Bùi Thị An nói thêm.

Xử lý tận gốc nguồn gây ô nhiễm

 

Còn theo GS.TS. Vũ Trọng Hồng - nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ý tưởng đưa nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch thông qua hồ Tây là giải pháp hay. Tuy nhiên, giải pháp bền vững là xử lý tận gốc nguồn gây ô nhiễm sông Tô Lịch.

“Sông Tô Lịch hiện chỉ là cống nổi, chứa nước thải chưa qua xử lý của TP Hà Nội. Để dòng sông này được hồi sinh, chỉ có cách đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, sau đó mới nghĩ đến những giải pháp khác”, ông Hồng nói.

Theo GS.TS. Vũ Trọng Hồng, ý tưởng xây đập dâng nước ở sông Hồng để phát triển KT-XH, đồng thời tạo nguồn nước xử lý ô nhiễm các con sông của thành phố, trong đó có sông Tô Lịch cần phải nghiên cứu thêm, lấy ý kiến các chuyên gia trước khi thực hiện.

“Việc xây đập ở sông Hồng rất có thể ảnh hưởng đến hạ lưu, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Do vậy, TP Hà Nội cần tính tới giải pháp xây trạm bơm đưa nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch”, GS.TS. Vũ Trọng Hồng nói thêm.

Nguồn: PV VietNamnet