Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội
vi en

Danh mục liên quan

HTQT & NCKH

Bài viết liên quan

Vai trò của khoa học và công nghệ trong ngành Nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025
Chương trình hợp tác đào tạo bộ môn Cấp thoát nước - khoa Kỹ thuật Môi trường và Tập đoàn JFE
Khai mạc Dự án SAUNAC và Hội nghị Thành phố Việt Nam thông minh và bền vững(SSVC)
Thành lập mạng lưới các trường có đào tạo ngành Nước: tăng sức mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Nước Việt Nam
Nghiệm Thu Đề Tài “Nghiên Cứu Đề Xuất Các Yếu Tố Lựa Chọn Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Đô Thị Thích Hợp Cho Các Vùng Miền Việt Nam”
Thông Báo Tài Trợ Của Quỹ Nghiên Cứu Khoa Học Về Nước Và Môi Trường Kurita (KWEF) Năm 2022
Thông Báo Tổ Chức Cuộc Thi Ý Tưởng Sáng Tạo Và Khởi Nghiệp Sinh Viên Trường Đại Học Xây Dựng Năm 2021 – NUCE-InTech 2021
NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2020
SINH VIÊN NGÀNH NƯỚC THỰC TẬP TẠI NHẬT BẢN
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP VỀ NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU XỬ LÝ KẾT HỢP BÙN BỂ TỰ HOẠI VÀ BÙN CỦA TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN HỦY KỴ KHÍ
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ MBR HIẾU KHÍ ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHEMILES ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC NGẦM CỦA HÀ NỘI
NGHIÊN CỨU THU GOM, XỬ LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ MÀNG LỌC NANO ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM MẶN
LỄ KÝ KẾT HỢP TÁC NCKH, ĐÀO TẠO VÀ TẶNG MÔ HÌNH BƠM GRUNDFOS CHO BỘ MÔN CẤP THOÁT NƯỚC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG THAM GIA GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG, KHẮC PHỤC SỰ CỐ TẠI CÔNG TY FORMOSA HÀ TĨNH (FHS)
TẠP CHÍ CỦA TRƯỜNG ĐH XÂY DỰNG VÀO DANH MỤC ASIAN CITATION INDEX (ACI)
Nhiều kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực Cấp Thoát nước, Kỹ thuật và Môi trường
HỘI THẢO KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN VÀ KHÁNH THÀNH PHÒNG THÍ NGHIỆM SATREPS: “PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÍCH ỨNG VỚI NGUỒN NƯỚC Ô NHIỄM”

MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG ĐÁ JARIKKO

Đăng bởi: Vnwater -
Chủ nhật, 19/06/2022 22:15 (GMT +7)

Công nghệ đá Jarikko với ưu điểm về chi phí đầu tư và vận hành. Sản phẩm dễ sử dụng và được các chuyên gia đánh giá là cực kỳ phù hợp với các nước đang phát triển.

Jarikko là loại giá thể vi sinh vật chế tạo từ đá tự nhiên do ông Shunji Eto, giám đốc công ty Aquatech Co., Ltd (Nhật Bản) nghiên cứu và đề xuất. Loại đá này đã được ứng dụng trong các công trình xử lý nước thải các cơ sở chế biến thực phẩm, nước thải sinh hoạt và để cải thiện chất lượng nước sông hồ bị ô nhiễm. Các công trình xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Jarikko  có chi phí đầu tư cũng như vận hành thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của các nước đang phát triển. Mặt khác đá Jarikko dễ chế tạo và công  nghệ xử lý nước thải không phức tạp, dễ chuyển giao.

 

Để triển khai công nghệ xử lý nước thải bằng đá Jarikko vào Việt Nam, một mô hình thử nghiệm xử lý nước thải sinh hoạt công suất 7,5 m3/ngày được lắp đặt tại nhà máy xử lý nước thải Bắc Ninh. Đây là công trình phối hợp nghiên cứu giữa công ty Aquatech Co., Ltd (Nhật Bản), Công ty Cấp thoát nước Bắc Ninh và Bộ môn Cấp thoát nước – Môi trường nước, trường Đại học Xây dựng.

Ngày 31/10/2013, mô hình xử lý nước thải công nghệ Jarikko đã được lắp đặt và đưa vào vận hành để nghiên cứu thử nghiệm. Tham dự buổi khởi động nghiên cứu có TS Võ Thị Thanh Xuân, phó Cục trưởng cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), ThS Đinh Quang Hiệp, Chủ tịch công ty Cấp thoát nước Bắc Ninh, PGS.TS Trần Đức Hạ, phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường (Hội Cấp thoát nước Việt Nam), TS Trần Thị Việt Nga, phó trường phòng nghiên cứu môi trường Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường (trường Đại học Xây dựng) và các chuyên gia, nghiên cứu viên, kỹ sư công ty Aquatech, công ty AIC, công ty Cấp thoát nước Bắc Ninh và bộ môn Cấp thoát nước Đại học Xây dựng.

Mô hình sẽ được  dùng cho việc nghiên cứu xử lý  các loại nước thải  có nồng độ chất hữu cơ theo BOD khác nhau bằng đá jarikko. Từ các kết quả nghiên cứu trên mô hình này có thể triển khai công nghệ Jarikko để xử lý nước thải các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, nước thải sinh hoạt hoặc nước  sông hồ đô thị bị ô nhiễm ở Việt Nam.

Tin: Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường, ngày 1/11/2013.